Nguyên nhân gạch ốp tường bị bong
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho gạch ốp tường nhà bị bong tróc và nứt vỡ. Dưới đây là 4 nguyên nhân thường gặp nhất, có thể lý giải cho vấn đề này.
Do vật liệu chất lượng kém
Sử dụng gạch chất lượng kém cũng là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này. Nhiều gia đình để tiết kiệm chi phí thường dùng các loại gạch loại 2 để ốp tường. Gạch loại 2 thường có độ cứng và độ chống thấm kém hơn các dòng gạch loại 1 nên sau một thời gian sử dụng gạch dễ bị bong tróc hơn. Bởi nước thấm vào bên trong tường sẽ làm mất đi độ bám dính của gạch.
Do chất kết dính không tốt
Vì gạch ốp tường được cố định trên tường bằng một lớp keo dính chuyên dụng. Nhưng nếu trong quá trình dính, chất keo không đảm bảo chất lượng thì gạch sẽ bị bong ra, gây mất thẩm mỹ.
Do tác động từ thiên nhiên
Gạch ốp tường bị bong tróc có thể do tác động từ thiên nhiên. Chẳng hạn như thiên tai, nhiệt độ môi trường, thời tiết,… Đây là điều không thể tránh khỏi bởi gạch cũng có tuổi thọ nhất định. Nếu chịu tác động lâu có thể khiến cho gạch bị mòn và bị bong tróc.
Do quá trình thi công còn nhiều thiếu sót
Nghĩa là, do người thợ chưa gắn dính toàn bộ gạch, không có sự đồng đều nên gạch không được đảm bảo độ bám toàn bề mặt. Lâu dần, nấm mốc bám vào có thể ăn mòn lớp chất dính còn sót lại. Như vậy, sẽ khiến gạch bị ảnh hưởng, rơi rụng và bong ra là điều dĩ nhiên.
CÁCH XỬ LÝ GẠCH ỐP TƯỜNG BỊ BONG CỰC KỲ HỮU HIỆU
Thay thế bằng viên gạch mới
Cách tốt nhất để xử lý tình trạng này đó là dùng viên gạch mới ốp thay thế vào vị trí của viên gạch cũ. Tuy nhiên, trước khi khắc phục gạch ốp tường bị bong thì bạn cần gỡ viên gạch cũ ra khỏi tường và cạo hết lớp keo cũ. Bởi nếu bạn đè viên gạch mới lên lớp keo cũ sẽ không tạo được độ bám dính chắc chắn.
Dưới đây là các bước xử lý đơn giản và nhanh chóng nhất mà bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Xác định kích thước tại vị trí gạch ốp tường bị bong tróc. Cần xác định chính xác để xử lý đúng chuẩn.
Cần xác định đúng vị trí để tránh làm ảnh hưởng đến những viên gạch khác
Bước 2: Dùng máy cắt gạch chuyên dụng cắt đường mạch của viên gạch ốp tường bị bong với viên không bong. Lưu ý cắt chậm để tránh làm ảnh hưởng vào viên gạch đang không bong.
Bước 3: Dùng đục để đục toàn bộ gạch đã bị bong lên. Sau đó đục sâu xuống nền vữa thêm khoảng 3- 5cm.
Bước 4: Trộn keo hoặc hồ dầu theo tỷ lệ chuẩn rồi dùng bay răng cưa trét hỗn hợp lên tường. Khi trét cần chú ý trét sao cho bằng với đáy của viên gạch không bị bong. Nếu là gạch có kích thước lớn thì nên trét thêm keo dán lên mặt đáy của viên gạch. Như vậy mới có thể cố định được toàn bộ bề mặt gạch.
Bước 5: Ốp gạch theo hàng, để chừa mạch khoảng 2-3 mm theo tiêu chuẩn thi công đối với từng loại gạch.
Bước 6: Lau sạch toàn bộ bề mặt gạch rồi dùng keo chít mạch hoặc xi măng trắng để chà mạch. Chú ý vừa chà vừa nhấn giữ để keo hoặc xi măng bám được chắc hơn.
Cần chà chắc chắn, cố định keo dính để đảm bảo gạch có thể bám dính lâu trên tường
Những cách xử lý khác
Việc gạch ốp tường bị bong rơi vừa làm mất giá trị thẩm mỹ, vừa gây nguy hiểm cho người dùng. Chưa kể, bạn còn phải tốn kém thời gian và chi phí sửa chữa. Do vậy, để tránh tình trạng này, bạn cần tuân theo các lưu ý dưới đây:
- Sử dụng gạch ốp tường phù hợp với không gian sử dụng. Nghĩa là với không gian ngoại thất cần sử dụng gạch có chất lượng tốt hơn, chịu tác động tốt hơn. Tránh sử dụng gạch có độ chịu lực kém cho khu vực ngoại thất. Vì sẽ nhanh bị hao mòn và phải sửa chữa.
- Với gạch có kích thước lớn thì chú ý không được sử dụng các loại keo dán gạch có thành phần polymer. Đồng thời, khi trát, phải trát cả bề mặt tường và mặt sau của gạch để đảm bảo độ kết dính.
- Làm sạch bề mặt tường trước khi ốp gạch lên, tránh để bụi bẩn bám vào.
- Lựa chọn keo dán hoặc xi măng phù hợp nhất nhằm đáp ứng các điều kiện sử dụng. Đảm bảo cho mặt ốp sự an toàn và chất lượng nhất. Tuyệt đối không ngâm gạch khi sử dụng keo dán.
- Cần chọn gạch chính hãng, đảm bảo các quá trình thi công tuân thủ đúng kỹ thuật.